PHÂN CÔNG HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỢT 3 NĂM HỌC 2020-2021






Facebook Page: http://www.facebook.com/cem.nuce
Không chỉ chú trọng đến việc nâng cao, đổi mới chương trình đào tạo hằng năm nhằm kịp thời đáp ứng các nhu cầu mới của xã hội, Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng còn luôn luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để toàn bộ các bạn sinh viên theo học tại Khoa có được những trải nghiệm về nghề nghiệp xây dựng sớm và đầy đủ nhất. Đợt “THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT” dành cho sinh viên cuối năm thứ 4 cũng là một trong số những hoạt động thiết thực và rất được các sinh viên mong chờ như vậy của Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng.
Thực tập Cán bộ kỹ thuật (hay còn gọi là Thực tập tốt nghiệp) diễn ra khi các sinh viên kết thúc năm học thứ 4 và đồng thời thỏa mãn các điều kiện xét giao thực tập theo quy định chung của Nhà trường. Đợt thực tập Cán bộ kỹ thuật thường diễn ra trong thời gian 4 – 5 tuần
Mỗi năm học, Khoa tổ chức 03 Đợt thực tập CBKT tương ứng trước các đợt giao đồ án tốt nghiệp (Đợt thực tập đầu tiên thường bắt đầu từ tuần học đầu tiên của Năm học thứ 5 của Sinh viên).
Mỗi đợt thực tập cán bộ kỹ thuật, Ban chủ nhiệm Khoa luôn phân công các giảng viên trẻ, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm sẽ có trách nhiệm theo sát, hướng dẫn, chỉ bảo và quản lý các sinh viên trong suốt khoảng thời gian sinh viên đi thực tập. Cuối mỗi đợt thực tập, các sinh viên đi thực tập cần nộp và bảo vệ báo cáo thực tập của mình trước hội đồng gồm các thầy cô trong Khoa, Bộ môn chuyên môn.
Tham gia đợt thực tập tốt nghiệp, các bạn sinh viên năm cuối trước khi nhận và thực hiện Đồ án tốt nghiệp của mình sẽ có thời gian đi thực tập; mở rộng các cơ hội trao đổi, học hỏi, tăng trưởng kiến thức chuyên môn vững vàng hơn nữa trong môi trường làm việc thực tế; đảm bảo phương châm đào tạo “học đi đôi với hành” của Khoa KT&QLXD; đồng thời môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp xây dựng cũng là môi trường lý tưởng để mỗi sinh viên có thể tự tôi luyện, phát triển ý thức kỷ luật và tác phong làm việc, lao động chuyên nghiệp:
+ Về mặt chuyên môn:
Với thời gian đào tạo từ năm nhất đến hết năm thứ 4, các sinh viên cơ bản đã được các thầy cô trong Khoa, Trường trang bị đầy đủ các kiến thức, lý thuyết, kỹ thuật cần thiết cho nghề nghiệp xây dựng.
Tuy nhiên, để nắm chắc và hiểu sâu sắc hơn các lý thuyết đã học về xây dựng cũng như để rèn luyện, hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng phục vụ nghề nghiệp sau này, các sinh viên cuối năm 4 học tại Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng, nếu thỏa mãn các điều kiện chung của Nhà trường đưa ra về xét giao thực tập, sẽ đều có cơ hội tham gia vào đợt đi thực tập thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội để tham quan, tìm hiểu và thực hành các công việc xây dựng thực tế dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các giảng viên trong Khoa cùng các cán bộ trực tiếp tại đơn vị tiếp nhận sinh viên tới thực tập.
Trong đợt thực tập, sinh viên sẽ có cơ hội:
– Tìm hiểu và làm quen các công việc thực tế liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật xây dựng ứng với các chuyên ngành mà sinh viên được đào tạo (Chuyên ngành Kinh tế Xây dựng, chuyên ngành Kinh tế & Quản lý Đô thị, chuyên ngành Kinh tế & Quản lý Bất động sản) tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong ngành Xây dựng;
– Bổ sung kiến thức chuyên môn thực tế; giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận, hình dung và thực hành các công việc chuyên môn của một người Kỹ sư Ngành Kinh tế Xây dựng và Ngành Quản lý Xây dựng sau khi tốt nghiệp ra trường; từ đó có thể giúp các bạn sinh viên khi tốt nghiệp ra trường dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc thực tế, rút ngắn thời gian học việc, sớm có cơ hội thăng tiến trong công việc sau này;
– Hiểu sâu sắc hơn các kiến thức đã được đào tạo trong trường lớp, từ đó có thể đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế sản xuất, rút ra những kinh nghiệm quý báu và rất cần thiết cho công việc của một người cán bộ quản lý sản xuất xây dựng trong tương lai;
– Tìm kiếm tài liệu, dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện Đồ án tốt nghiệp sau đợt thực tập.
+ Về mặt chính trị:
Môi trường làm việc chuyên nghiệp trong thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là môi trường lý tưởng để mỗi sinh viên có thể tự trưởng thành, phát triển thêm các phẩm chất cũng như có cho bản thân ý thức kỷ luật và tác phong làm việc, lao động chuyên nghiệp. Sinh viên khi đi thực tập sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với thế hệ đàn anh đàn chị đi trước có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, từ đó có thể học hỏi, hoàn thiện thêm các kỹ năng làm việc còn đang thiếu.
Những việc làm đó cũng chính là phương pháp đào tạo của Khoa Kinh tế & QLXD cũng như của trường Đại học Xây dựng, rằng “Lý thuyết đi đôi với thực tế – Học đi đôi với Hành” nhằm đào tạo ra người Kỹ sư Xây dựng đáp ứng được những đòi hỏi và yêu cầu cao từ phía thị trường và các nhà tuyển dụng dù là khó tính nhất.
Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng – Điểm đến của Thành công đang chờ đón tất cả các bạn !
Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng không chỉ quan tâm đến việc liên tục nâng cao, đổi mới chương trình đào tạo của mình hằng năm mà còn đặc biệt luôn chú trọng và tạo điều kiện tốt nhất để toàn bộ các bạn sinh viên theo học tại Khoa có được trải nghiệm về nghề nghiệp xây dựng sớm và đầy đủ nhất. Một trong số những hoạt động thiết thực và rất được các sinh viên mong chờ như vậy của Khoa KT&QLXD, phải kể đến là đợt “THỰC TẬP CÔNG NHÂN” dành cho tất cả các sinh viên cuối năm thứ 3.
Đợt thực tập công nhân thường diễn ra khi các sinh viên kết thúc năm học thứ 3 tại Trường và thường kéo dài trong 4 – 5 tuần hè. Mỗi đợt thực tập công nhân, Khoa luôn phân công các giảng viên trẻ, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm sẽ có trách nhiệm theo sát, hướng dẫn, chỉ bảo và quản lý các sinh viên trong suốt khoảng thời gian sinh viên đi thực tập.
Cuối mỗi đợt thực tập, các sinh viên cần nộp và bảo vệ báo cáo thực tập của mình trước hội đồng gồm các thầy cô trong Khoa, Bộ môn chuyên môn
Tham gia đợt thực tập công nhân này, các sinh viên sẽ có điều kiện trao đổi, học hỏi, tăng trưởng kiến thức chuyên môn trong môi trường làm việc thực tế; đảm bảo việc “học đi đôi với hành”; đồng thời công trường xây dựng cũng là môi trường lý tưởng để mỗi sinh viên có thể rèn luyện, phát triển tính kỷ luật và tác phong làm việc, lao động chuyên nghiệp.
+ Về mặt chuyên môn:
Các bạn sinh viên năm thứ 3 đã học xong cơ bản các môn học về kỹ thuật xây dựng. Để nắm chắc hơn các lý thuyết đã học về xây dựng cũng như để rèn luyện, hoàn thiện và nâng cao tay nghề, sinh viên cuối năm 3 học tại Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng đều có cơ hội tham gia vào đợt đi thực tế xuống các công trường xây dựng trong địa bàn thành phố Hà Nội để tham quan và thực tập tay nghề công nhân dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các giảng viên trong Khoa.
Các sinh viên đi thực tế sẽ có điều kiện để tìm hiểu các công việc thực tế mà một người công nhân phải thực hiện trên công trường xây dựng; nắm được các thành phần công việc trong một quá trình xây dựng hay trong một số công tác xây dựng chủ yếu (công tác bê tông; cốt thép, cốp pha, xây – trát…); đồng thời tìm hiểu và nắm vững được các công việc và thao tác của người công nhân xây dựng trong thực tế ứng với từng công tác tương ứng.
Đợt thực tập cũng là dịp để mỗi sinh viên so sánh, đối chiếu các lý thuyết đã học trên lớp với cách vận hành, thao tác thực tế ngoài công trường. Trên cơ sở đó giúp sinh viên củng cố lý thuyết, chuẩn bị những phẩm chất cần thiết của một người cán bộ tổ chức quản lý công trường trong tương lai gần.
+ Về mặt chính trị:
Công trường xây dựng là một nơi rất tốt để sinh viên có thể rèn luyện kỷ luật và tác phong của người lao động mới, có điều kiện tiếp xúc với công nhân xây dựng một cách dễ dàng hơn, từ đó có thể học hỏi kỹ năng làm việc của người công nhân trên công trường xây dựng. Những việc làm đó cũng chính là phương pháp đào tạo của Khoa Kinh tế & QLXD cũng như của trường Đại học Xây dựng, rằng “Lý thuyết đi đôi với thực tế – Học đi đôi với Hành” nhằm đào tạo ra người kỹ sư xây dựng đáp ứng được những đòi hỏi và yêu cầu cao từ phía thị trường và các nhà tuyển dụng dù là khó tính nhất !
Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng – Điểm đến của Thành công đang chờ đón tất cả các bạn !
Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, trường Đại học Xây dựng tự hào với bề dày hơn 50 năm trưởng thành và phát triển. Là một trong những Khoa có truyền thống lâu đời, uy tín và quy mô đào tạo lớn nhất trường Đại học Xây dựng. Nơi đây đã chắp cánh ước mơ cho hàng ngàn Kỹ sư Kinh tế xây dựng và Kỹ sư Quản lý xây dựng. Đối với các bạn sinh viên theo học tại mái nhà Kinh tế xây dựng không chỉ được dìu dắt, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo mà còn có nhiều cơ hội nhận được những suất học bổng giá trị trong suốt những năm đại học. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về tất cả các loại hình học bổng dành cho sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng và những yêu cầu của từng loại.
1. Học bổng khuyến khích học tập
Học bổng khuyến khích học tập được trao dựa trên kết quả học tập và rèn luyện của các bạn sinh viên trong từng học kỳ, quỹ học bổng được trích lại từ nguồn học phí mỗi kỳ. Theo số liệu thống kê của những năm gần đây, mỗi năm sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng được nhận trên 1.2 tỷ đồng học bổng khuyến khích học tập. Học bổng này được Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên kết hợp với Khoa để xét duyệt dựa trên điểm tổng kết trung bình học kỳ và điểm rèn luyện của từng cá nhân. Hiện tại, loại học bổng này được chia thành 03 mức: Xuất sắc, Giỏi và Khá. Giá trị học bổng sẽ được tăng đều đặn theo từng năm học.
2. Học bổng Đồng Hành
Quỹ học bổng Đồng Hành được thành lập năm 2001 bởi một nhóm sinh viên Việt Nam du học tại Pháp với mong muốn hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần các bạn sinh viên, học sinh ở Việt Nam. Đối tượng hướng tới của Quỹ học bổng này là các bạn sinh viên năm nhất và năm thứ hai, có hoàn cảnh khó khăn, và có học lực loại khá trở lên. Với mức học bổng được trao là 4 triệu đồng/suất học bổng, Quỹ học bổng Đồng Hành đã triển khai được 38 kỳ cùng với sinh viên Việt Nam. Hằng năm, các thông tin về nộp hồ sơ và xét duyệt học bổng này sẽ được đăng tải trên Website, Facebook của Đoàn Thanh niên trường Đại học Xây dựng và khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng. Các bạn sinh viên cũng sẽ nhận được các thông tin cần thiết từ phía Giáo viên chủ nhiệm.
3. Học bổng dành cho sinh viên nghèo vượt khó
Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng đã gây dựng nên Quỹ học bổng dành tặng cho sinh viên nghèo vượt khó vào mỗi dịp đầu năm học như những lời động viên, khích lệ tinh thần các bạn. Mỗi năm, Ban chủ nhiệm khoa và Liên chi đoàn khoa sẽ lựa chọn và trao từ 10 đến 15 suất học bổng có giá trị từ 1,0 đến 2,0 triệu đồng vào Lễ Chào tân sinh viên khóa mới tại hội trường G3. Các thông tin về hồ sơ, thời điểm trao học bổng, v.v sẽ được thông báo chi tiết trên Website và Facebook của Khoa và thông qua Giáo viên chủ nhiệm.
4. Học bổng Lê Mộng Đào
Quỹ hỗ trợ giáo dục Lê Mộng Đào được sáng lập từ năm 2008 bởi con cháu của cố nhà giáo Lê Mộng Đào, cùng tập thể cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình. Với mong muốn giúp đỡ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong học tập, phần nào giúp đỡ các em vươn lên trong cuộc sống, trở thành công dân có ích cho đất nước, Quỹ học bổng đã trao hàng ngàn suất học bổng cho sinh viên cả nước. Đối với sinh viên trường Đại học Xây dựng, hàng năm Quỹ học bổng này sẽ lựa chọn và trao hàng chục suất học bổng có giá trị. Các thông tin về học bổng sẽ được đăng tải trên Website và Facebook của khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng khi có đợt xét tuyển.
Nữ sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng nhận học bổng Lê Mộng Đào năm 2019
5. Học bổng Đỗ Quốc Sam
Quỹ học bổng mang tên cố Giáo sư Đỗ Quốc Sam dành cho sinh viên hệ chính quy do Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng quyết định thành lập. Học bổng được xét và cấp theo định kỳ vào ngày khai giảng hàng năm cho đối tượng là sinh viên Đại học Xây dựng hệ dài hạn chính quy đảm bảo tiêu chuẩn và số lượng chỉ tiêu xét thưởng bao gồm 01 học bổng đặc biệt trị giá hai mươi triệu đồng (20.000.000VNĐ) và các học bổng thường trị giá 5 triệu đồng (5.000.000VNĐ). Học bổng sẽ được trao vào Lễ Khai giảng của mỗi năm học.
Sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng nhận học bổng Đỗ Quốc Sam chụp ảnh lưu niệm cùng cô Trưởng Khoa
6. Học bổng Merali
Với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Shirin Pandju Merali, Quỹ Châu Á kết hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển xây dựng Chương trình Học bổng Merali tại Việt Nam nhằm hỗ trợ cho các nữ sinh có năng lực học tập nhưng không có khả năng tài chính để học tiếp đại học.
Quỹ Shirin Pandju Merali do ông Pandju Merali sáng lập. Điều đặc biệt của chương trình “Học bổng Merali” là chương trình chỉ dành cho các em nữ sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc các trường đại học khối kỹ thuật – tự nhiên, là những khối ngành mà nam giới thường chiếm ưu thế, nhằm hỗ trợ các em có cơ hội học tập bình đẳng so với các bạn nam. Giá trị học bổng là mười ba triệu đồng/năm (13.000.000VNĐ/năm). Học bổng được cấp trong suốt 5 năm học đại học cho đến khi tốt nghiệp nếu đảm bảo kết quả các kỳ học tốt. Học bổng sẽ được phát 3 lần/năm, lần 1 vào đầu năm học, lần 2 vào đầu học kỳ II và lần 3 vào cuối năm học
Các nữ sinh nhận học bổng Merali
7. Học bổng Kumho Asiana
Quỹ học bổng và văn hóa Việt Nam Kumho Asiana được thành lập vào ngày 6/12/2007 với mục đích đào tạo nhân tài và phát triển văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng tập đoàn Kumho sẽ trao khoảng 100 suất học bổng từ Quỹ học bổng và văn hóa Việt Nam Kumho Asiana cho các em sinh viên năm thứ nhất có thành tích xuất sắc trong học tập (có điểm thi đầu vào đại học cao nhất) và con em các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn. Công tác xét chọn dựa vào kết quả phỏng vấn trực tiếp.
Học bổng cố giá trị khoảng 2.150.000 VNĐ/1 học kỳ/1 sinh viên được trao trong cả 4 – 5 năm học đại học (nếu sinh viên luôn duy trì kết quả học tập tốt).
8. Giải thưởng CSC
Đây là Giải thưởng danh giá nhất mà các bạn sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng nói riêng và sinh viên Đại học Xây dựng nói chung có thể được nhận. Quỹ giải thưởng CSC do Tập đoàn COTANA Group xây dựng, trực tiếp quản lý và kinh doanh phát triển quỹ. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn COTANA là Chủ tịch quỹ CSC. Giải thưởng CSC được tạo ra nhằm mục đích khuyến khích phong trào học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Xây dựng.
Đối tượng được trao học bổng là những sinh viên đang theo học năm thứ 2 đến năm thứ 4 của Trường Đại học Xây dựng có kết quả học tập và nghiên cứu khoa học xuất sắc. Giải thưởng trao một năm một lần vào dịp lễ khai giảng và cho một (01) sinh viên xuất sắc nhất của năm. Giải thưởng được trao hàng năm gồm có kỷ niệm chương và tiền mặt. Mức giải thưởng hàng năm căn cứ vào mức độ phát triển của quỹ CSC nhưng không ít hơn 5000USD (150 triệu đồng).
Các ứng viên của học bổng CSC năm 2019
9. Học bổng G8
Đây là học bổng dành riêng cho sinh viên năm cuối của khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng. Học bổng là một Phần mềm dự toán G8 bản quyền, có giá trị thị trường là 5 triệu đồng. Học bổng được trao bởi Công ty Cổ phần Công nghệ Hoàng Hà, là đối tác truyền thống của Khoa. Học bổng dành tặng cho 30 đến 40 sinh viên năm cuối có thành tích học tập và rèn luyện, hoạt động Đoàn, Hội xuất sắc. Việc xét duyệt học bổng sẽ do Ban chủ nhiệm Khoa, Liên chi đoàn và Công ty Cổ phần công nghệ Hoàng Hà thực hiện.
10. Các học bổng khác
Ngoài các học bổng kể trên, sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng còn có thể nhận được các loại học bổng như: Học bổng Viettel; Học bổng Vietinbank; Học bổng Quỹ hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó Hà Nội; Học bổng Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập; Học bổng sứ VINAX Việt Nam (dành riêng cho sinh viên Kiến trúc); Học bổng thắp sáng “Ước mơ học đường”; Học bổng Kova; Học bổng Lotte; Học bổng Nhật;…
Bất động sản được coi là “hệ sinh thái” của nền kinh tế khi tạo ra các nhu cầu và động lực cho hàng trăm ngành nghề khác nhau phát triển. Theo các chuyên gia, xu hướng xây dựng phát triển mở rộng bất động sản còn kéo dài ít nhất đến năm 2050 khi Việt Nam đã cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa và đi vào phát triển bền vững theo chiều sâu.
Thực tế thị trường nhân lực cho thấy nguồn lực của ngành bất động sản đang còn thiếu và yếu. Thiếu vì chưa đủ nhân lực đáp ứng cho nhu cầu mở rộng và phát triển của ngành. Yếu vì nhiều kỹ sư xây dựng ra trường lại không am hiểu về kinh tế, quản lý và đầu tư, ngược lại những người kinh doanh lại thiếu kiến thức về kỹ thuật, công nghệ xây dựng và phân tích, đánh giá lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh bất động sản.
Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và Quản lý bất động sản luôn được các nhà tuyển dụng săn đón sau khi tốt nghiệp, 100% sinh viên có việc làm sau 3 tháng ra trường với thu nhập trung bình từ 8 đến 12 triệu đồng/tháng sau 01 năm. Kỹ sư tốt nghiệp từ 3 năm trở lên có thể đạt mức thu nhập từ 20 – 30 triệu đồng/ tháng hoặc hơn nữa.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và quản lý Bất động sản có thể làm việc tại các tổ chức trong và ngoài nước, bao gồm:
Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng – Đại học Xây dựng
Video giới thiệu chi tiết về chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Bất động sản xem tại link: https://www.youtube.com/watch?v=95sbFsOloyI&feature=emb_logo
Ngành Quản lý Xây dựng, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị thuộc Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng bắt đầu đào tạo từ năm 2001. Quy mô đào tạo của ngành ngày càng tăng do ngày càng có nhiều thí sinh thi vào Trường Đại học Xây dựng yêu thích ngành học này. Ngành đào tạo đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao về cán bộ quản lý xây dựng và đô thị các cấp của đất nước.
Sinh viên chuyên ngành Kinh tế và Quản lý đô thị sau khi tốt nghiệp có thể:
Theo thống kê chuyên ngành, hơn 95% sinh viên ngành Quản lý Đô thị, Trường Đại học Xây dựng ra trường có việc làm ngay trong vòng 6 tháng đầu, trong số đó có hơn 80% sinh viên làm việc liên quan đến ngành nghề đào tạo với mức thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng, 11% sinh viên ra trường có mức thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng – Đại học Xây dựng
Kinh tế xây dựng là ngành kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng với những công việc cụ thể như tài chính, kế toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình; định giá và quản lý chi phí. Ngành Kinh tế xây dựng là ngành đào tạo truyền thống có bề dầy hơn 60 năm đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng. Đây là một trong những ngành đào tạo luôn luôn được ưu tiên lựa chọn của thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Xây dựng. Từ năm 2015 Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng đào tạo thêm 01 lớp Kinh tế Xây dựng Anh ngữ, viết tắt là KTE, trong đó nội dung chủ yếu vẫn như chương trình đào tạo Kỹ sư Kinh tế Xây dựng nhưng có chú trọng bổ sung Ngoai ngữ Tiếng Anh và kỹ năng mềm cho sinh viên cùng các buổi đi thực tế tại doanh nghiệp và dự án.
Theo thống kê chuyên ngành, hơn 95% sinh viên ngành Kinh tế xây dựng, Trường Đại học Xây dựng ra trường có việc làm ngay trong vòng 6 tháng đầu. Đồng thời, theo Báo Lao động, ngành Kinh tế xây dựng lọt Top 10 ngành thu hút nhất mọi thời kỳ, với thu nhập bình quân sau khi ra trường trong vòng 5 năm là 25 triệu đồng/tháng.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc sau:
– Làm quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ cấp Trung ương như ở các bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng phát triển, các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng ở các bộ khác đến các cấp địa phương: cấp tỉnh, cấp quận, huyện, như Sở Xây dựng, Sở kiến trúc Quy hoạch, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng quản lý xây dựng và tài chính của các quận, huyện. Nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các kế hoạch, chính sách và hành lang pháp lý trong lĩnh vực Kinh tế Xây dựng, thực hiện các hoạt động chuyên môn như thẩm tra, thẩm định dự án, xây dựng kế hoạch vốn và phân bổ vốn đầu tư hàng năm, quản lý tiến độ và chất lượng các dự án do nhà nước đầu tư, quyết toán vốn, ..
– Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng như Viện Kinh tế Xây dựng – BXD, Viện Kinh tế Xây dựng và Đô thị, Viện Kinh tế Việt Nam,..
– Làm quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản.
– Làm tư vấn lập và phân tích dự án đầu tư, lập và thẩm tra dự toán, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu ở các công ty tư vấn đầu tư xây dựng.
– Làm thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm. Công việc chủ yếu là xem xét tính khả thi của dự án, đánh giá khả năng trả nợ của bên vay vốn và đề xuất hạn mức cho vay với từng dự án.
– Làm quản lý dự án tại các ban quản lý dự án và các chủ đầu tư xây dựng công trình.
– Làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên về Kinh tế và Quản lý Xây dựng.
Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng – Đại học Xây dựng
THÔNG TIN XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2020 (DỰ KIẾN)
Mã trường: XDA
Năm 2020, Đại học Xây dựng tuyển 3.400 chỉ tiêu thuộc 23 ngành và chuyên ngành đào tạo, bằng với năm 2019.
Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, một trong các khoa HOT nhất hiện này (chỉ tiêu nhiều; chương trình đào tạo linh hoạt, đa dạng; kỹ sư tốt nghiệp dễ xin việc) có 550 chỉ tiêu, gồm 2 ngành đào tạo:
1. Ngành Kinh tế xây dựng: 400 chỉ tiêu. Trong đó, có 01 lớp tiếng Anh (KTE)
2. Ngành Quản lý xây dựng, gồm 02 chuyên ngành:
– Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý đô thị: 100 chỉ tiêu
– Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý bất động sản: 50 chỉ tiêu
Thông tin tuyển sinh năm 2020 chi tiết xem tại links:
http://tuyensinh.nuce.edu.vn/thong-tin-tuyen-sinh/Thong-tin-tuyen-sinh-dai-hoc-he-chinh-quy-nam-2020-Du-kien_242?fbclid=IwAR3abKXqLec6oTngaGFA0lxnaKRGu1_c-WJQq1MYs1DlhKb1Mzptpi5ZJ7o
https://vnexpress.net/giao-duc/dai-hoc-xay-dung-tuyen-3-400-chi-tieu-4077542.html?fbclid=IwAR31M1mmwQ2e5i_gdYqsa8t_aXFcKq_CwSV_gnj1htOa9r3O9mxTtb5Ibew
Thông tin về cơ hội việc làm của kỹ sư tốt nghiệp và khoa Kinh tế và QLXD tham khảo tại links:
https://www.facebook.com/cem.nuce/
Ở Việt Nam, vấn đề tìm kiếm việc làm tốt, phù hợp với chuyên ngành được đào tạo là vấn đề rất quan trọng và bức thiết đối với người lao động, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Thực trạng sinh viên tốt nghiệp trình độ Đại học với tấm bằng tốt tuy nhiên vẫn chật vật trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp là ngày càng trở nên khá phổ biến. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh như hiện tại ngày càng đòi hỏi ở người lao động nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sẵn có để có cho mình được một công việc tốt với mức thu nhập khá.
“Học ngành gì – Chọn nghề gì?” luôn là một chủ đề được đông đảo mọi người quan tâm. Việt Nam được đánh giá là một trong 3 quốc gia hứa hẹn về tăng trưởng kinh tế ở Châu Á. Bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam có nhiều phát triển trong các lĩnh vực, trong đó không thể không kể đến sự phát triển của lĩnh vực xây dựng. Có thể dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam, những công trình kiến trúc mang tầm cỡ quốc tế ra đời ngày càng nhiều. Các tòa nhà cao tầng, nhà ở cho đến căn hộ, công trình giao thông công cộng… cũng ngày một được xây dựng nhiều hơn trước. Đầu tư cơ sở hạ tầng là việc làm bức thiết và được chú trọng hàng đầu. Vì thế, nhu cầu tìm kiếm, tuyển dụng người lao động cho các vị trí kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư của các công ty, nhà thầu cũng tăng lên. Xây dựng là lĩnh vực được dự báo có tốc độ tăng trưởng về lao động cao nhất khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
Nhân lực ngành Xây dựng tính đến năm 2015 là 5 triệu người, trong đó có 3 triệu nhân lực đã qua đào tạo. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu nhân lực phục vụ trong ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 – 500.000 người. Con số trên cho thấy ngành Xây dựng đang tạo ra nhiều cơ hội phát triển tốt cho các bạn sinh viên trẻ muốn thử sức mình.
Yêu cầu hiện nay là cần có một lực lượng kỹ sư xây dựng dồi dào về số lượng cũng như đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra về trình độ chuyên môn. Là ngôi trường có chất lượng đào tạo hàng đầu Việt Nam về ngành xây dựng, trường Đại học Xây dựng vẫn đang liên tục đào tạo ra những kỹ sư chất lượng nhất cho ngành Xây dựng của nước nhà.
Theo kết quả khảo sát tỷ lệ việc làm đối với gần 200 sinh viên tốt nghiệp ra trường năm học 2017 – 2018 của Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng, trường Đại học Xây dựng cho thấy:
– Năm học 2017 – 2018, Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng có tổng cộng 193 sinh viên tốt nghiệp thuộc chuyên ngành Kinh tế Xây Dựng, trong đó đã lấy ý kiến khảo sát được của 107 sinh viên (đạt tỷ lệ 55,44%).
– Thống kê kết quả số liệu khảo sát thu về của 107 cựu sinh viên chuyên ngành Kinh tế Xây dựng có phản hồi 100% đã có việc làm, trong đó:
+ 05 cựu sinh viên chuyên ngành Kinh tế xây dựng sau khi tốt nghiệp tự tạo công việc riêng cho mình (chiếm 4.67%)
+ 102 cựu sinh viên có việc làm thông qua tuyển dụng của các đơn vị Nhà nước, tư nhân và các tổ chức liên doanh có yếu tố nước ngoài.
+ Có 74.77% sinh viên làm việc theo đúng ngành nghề được đào tạo; 20.56% sinh viên làm việc trong lĩnh vực có liên quan tới ngành đào tạo và chỉ có 4.67% cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp làm công việc không liên quan lĩnh vực ngành được đào tạo. Cụ thể khảo sát có 83 SV ngành Kinh tế xây dựng làm việc tại các tổ chức tư nhân (Chiếm 77.57%); khu vực nhà nước có 08 SV (Chiếm 7.48%) và khu vực liên doanh với nước ngoài có 11 SV (Chiếm 10.28%). Kết quả khảo sát cho biết 77,64% các cựu sinh viên trên đều có việc làm trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng sau khi ra trường; 22,36% cựu sinh viên có việc làm sau 3 – 6 tháng ra trường.
Kết quả khảo sát trên đã phần nào cho thấy chất lượng đào tạo chuyên ngành Kinh tế Xây dựng của Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng cũng như nhu cầu của thị trường đối với các kỹ sư Kinh tế Xây dựng là rất cao, xứng đáng là một trong những chuyên ngành hấp dẫn nhất của Khoa KT&QLXD. Để đạt được kết quả như vậy phải kể đến chất lượng giảng dạy rất tốt của đội ngũ giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng cùng chương trình đào tạo bài bản, bổ sung kịp thời các kỹ năng bắt kịp yêu cầu đặt ra ngoài thực tế của các nhà tuyển dụng. Lựa chọn đăng ký học tập chuyên ngành Kinh tế Xây dựng tại Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng là một quyết định đúng đắn trên con đường phát triển nghề nghiệp trong tương lai của bạn!
Đề nghị các sinh viên có tên trong danh sách dưới đây thứ Hai (ngày 11/11/2019) liên hệ với các Bộ môn để hỏi thông tin về thầy, cô hướng dẫn.
Thông tin liên hệ các bộ môn:
– Bộ môn Kinh tế xây dựng: Cô Vũ Kim Yến – 0912025359 – Phòng 508 A1
– Bộ môn Tổ chức kế hoạch: Thầy Nguyễn Hồng Hải – 0904218960 – Phòng 506 A1
– Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ: Cô Thiều Thị Thanh Thúy – 0988668631 – Phòng 507 A1
– Bộ môn QLDA và Pháp luật: Thầy Ngô Văn Yên – 0354650414 – Phòng 308 A1
– Bộ môn Kinh tế và quản lý BDS: Thầy Đoàn Dương Hải – 0912472410 – Phòng 418A1
Sinh viên đủ điều kiện nhận đồ án tốt nghiệp mà chưa có tên trong danh sách dưới đây thì thứ Hai (11/11/2019) lên văn phòng Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng (318A1) làm đơn xin xét giao đồ án bổ sung.