PHÂN CÔNG HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỢT 3 NĂM HỌC 2020-2021






Để vinh danh và động viên sinh viên (SV) xuất sắc các ngành xây dựng – kiến trúc, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Bộ Xây dựng & Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lựa chọn và trao Giải thưởng Loa Thành cho các đồ án tốt nghiệp đại học xuất sắc hàng năm. “Giải thưởng Loa Thành” đã góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đại học, đề xuất nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp xây dựng – kiến trúc cho đất nước.
Sau thời gian đánh giá nghiêm túc, Ban tổ chức Giải thưởng Loa Thành 2020 đã công bố kết quả. Từ 177 đồ án tham gia ở hai khối Kỹ thuật CNXD (73 đồ án) và Kiến trúc quy hoạch (104 đồ án), Ban Tổ chức giải trao tổng cộng 2 giải Nhất, 15 giải Nhì, 20 giải Ba và 20 giải Khuyến khích
Trường Đại học Xây dựng đã giành tổng cộng 8 giải thưởng: 3 giải Nhì; 3 giải Ba và 02 giải Khuyến khích. Trong đó, Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng có 02 giải Nhì và 01 giải Khuyến khích (37,5% số giải của trường).
GIẢI NHÌ
Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình Trụ sở Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tại số 39 Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Hà Nội Sinh viên: Lê Hải Yến Lớp: 60KT1 Hướng dẫn: GVC.TS Nguyễn Liên Hương |
GIẢI NHÌ
Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng “Nhà làm việc Kiểm toán Nhà nước khu vực XI” tại thành Phố Thanh Hóa Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Lớp: 60KT5 Hướng dẫn: GVC.TS Nguyễn Liên Hương
|
GIẢI KHUYẾN KHÍCH Đồ án tốt nghiệp: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình trụ sở làm việc công ty TNHH MTV Dược Phẩm TW 1, Thanh Xuân, Hà Nội Sinh viên: Đào Thúy Nga Lớp: 60QD2 Hướng dẫn: GVC.TS Nguyễn Quốc Toản |
Ban Tổ chức sẽ tổ chức Lễ trao giải vào 8h30 chủ nhật ngày 27/12/2020 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.
Xin chúc mừng Khoa, Thầy cô hướng dẫn và các em sinh viên!
Facebook Page: http://www.facebook.com/cem.nuce
Đề nghị các em sinh viên có đủ điều kiện làm ĐATN Đợt 1 Năm học 2020-2021 (K61, khóa cũ, Bằng 2, Liên thông) thực hiện việc đề xuất loại ĐATN và giảng viên hướng dẫn. Các bạn sinh viên lớp 61KTE sẽ có Link đăng ký nguyện vọng riêng (Đề nghị các bạn không đăng ký ở Link này).
Khuyến khích tất cả các sinh viên nên có sự trao đổi trước cũng như xin phép giảng viên (theo nguyện vọng) trước khi đăng ký tại Link dưới đây.
Form Đăng ký nguyện vọng này sẽ đóng vào hồi 17h00′ ngày 27/09/2020.
Để tránh nhầm lẫn, các sinh viên nên suy nghĩ kỹ trước khi đề xuất. Khoa sẽ lấy thông tin của lần đăng ký mới nhất.
Đây chỉ là phiếu lấy nguyện vọng, việc phân công hướng dẫn sẽ do BCN khoa và các bộ môn quyết định.
Nếu thuộc diện phải đăng ký làm đồ án tốt nghiệp, sinh viên cần đến trực tiếp Văn phòng Khoa Kinh tế & QLXD (Phòng 318 – 319 Nhà A1, ĐHXD) để làm việc với các cô giáo vụ Khoa.
Học Thạc sỹ ngành Quản lý xây dựng (các chuyên ngành: Kinh tế xây dựng, Quản lý dự án xây dựng và Quản lý đô thị) để trang bị những kiến thức mới nhất, hiện đại nhất về quản lý luôn là một xu thế mà đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư Việt Nam hiện nay đang theo đuổi, đặc biệt trong bối cảnh thị trường kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt. Bạn không thể chỉ có các kiến thức chuyên môn về kỹ thuật mà còn cần trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh tế, quản lý để đáp ứng đòi hỏi của thị trường, của lãnh đạo doanh nghiệp, và của chính các DỰ ÁN mà các bạn đang và sẽ triển khai.
Chương trình Thạc sỹ ngành Quản lý xây dựng của trường Đại học Xây dựng được thiết kế với mong muốn tạo ra một đội ngũ chuyên gia quản lý xây dựng Việt Nam có chuyên môn kinh tế-quản lý-kỹ thuật công nghệ, có tầm tư duy chiến lược, sự sắc bén trong kinh doanh, trong quản lý.
1/ HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO
– Đại học Xây dựng – TP. Hà Nội
– Một số Trường Đại học, Cao đẳng thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… và tại các địa phương (nếu có yêu cầu và được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép).
2/ ĐIỀU KIỆN DỰ THI
Công dân nước CHXHCN Việt Nam có đủ các điều kiện dưới đây được đăng ký dự thi:
3/ CÁC MÔN THI TUYỂN
Thi 3 môn: Môn cơ bản, Môn cơ sở và Môn ngoại ngữ (A2).
4/ THỜI GIAN DỰ ĐỊNH THI: Ngày 06, 07 tháng 11 năm 2020
5/ THỜI GIAN, ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ, NHẬN VÀ NỘP HỒ SƠ
Thông tin chi tiết xem toàn văn thông báo TẠI ĐÂY
Hướng dẫn đăng ký trực tuyến: TẠI ĐÂY
Hướng dẫn khai hồ sơ: TẠI ĐÂY
Phụ lục môn bổ sung: TẠI ĐÂY
Thông tin chi tiết xem tại địa chỉ: http://sdh.nuce.edu.vn/Default.aspx?N=169
Có lẽ đây là câu hỏi không chỉ dành riêng cho các kỹ sư xây dựng mà còn cho tất cả lãnh đạo, nhân viên các công ty muốn tham gia các gói thầu sử dụng vốn nhà nước/ gói thầu sử dụng vốn ngoài nhà nước nhưng áp dụng các quy định trong Luật Đấu thầu để lựa chọn nhà thầu xây dựng/ nhà thầu cung cấp dịch vụ. Để trở thành chuyên gia đấu thầu, theo quy định của pháp luật, điều kiện cần có là cá nhân đó phải tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ hành nghề đấu thầu và hơn hết là phải am hiểu các quy định của pháp luật, nắm chắc quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu.
Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng – Đại học Xây dựng là địa chỉ uy tín đào tạo các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý xây dựng nói chung và quản lý hoạt động đấu thầu nói riêng trên khắp cả nước. Nhiều chuyên gia đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước như Cục quản lý hoạt động đấu thầu – Bộ Kế hoạch Đầu tư, Trưởng các Ban quản lý dự án chuyên ngành tại các tỉnh/ thành phố, giảng viên các lớp nghiệp vụ đấu thầu và các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu là cựu sinh viên của Khoa.
Trong quá trình học tại trường, sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng được trang bị các kiến thức chuyên môn về định mức, định giá xây dựng, các biện pháp kỹ thuật – công nghệ và tổ chức xây dựng, phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương án thi công xây dựng và kiến thức về pháp luật đầu tư xây dựng.
Chuyên môn nghiệp vụ về đấu thầu còn được trang bị qua các đồ án môn học (giảng viên lấy công trình thực tế làm đề bài giao cho sinh viên thực hiện) như đồ án Kinh tế xây dựng, đồ án Định mức, đồ án Tổ chức xây dựng. Qua đó sinh viên được “thực chiến”, đúc rút và tích lũy kinh nghiệm về quy trình, nghiệp vụ đấu thầu. Thực tế nhiều năm cho thấy, khi được nhận đồ án tốt nghiệp, rất nhiều sinh viên lựa chọn loại đồ án “Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công” một công trình cụ thể. Không những vậy, trong quá trình đi thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, các sinh viên cũng được giảng viên và các cán bộ có nhiều kinh nghiệm tại nơi thực tập hướng dẫn về quy trình đấu thầu, cách lập hồ sơ dự thầu một gói thầu cụ thể. Qua đó giúp sinh viên vừa nắm chắc lý thuyết, vừa được trải nghiệm với những gói thầu thực tế.
Kỹ sư tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng luôn được lãnh đạo tin tưởng giao phó các nhiệm vụ quan trọng, chẳng hạn: thẩm định quá trình lựa chọn nhà thầu (trường hợp công tác tại các đơn vị là chủ đầu tư); lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu (tổ chuyên gia đấu thầu); chủ trì việc lập hồ sơ dự thầu (trong trường hợp là đơn vị thi công, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng),..
Để được trở thành tổ trưởng/ thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, cá nhân đó phải có đạo đức nghề nghiệp, phải công tâm đánh giá từng hồ sơ dự thầu, giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất với gói thầu, tiết kiệm chi phí. Với các nhà thầu thi công xây dựng, việc trúng các gói thầu mà doanh nghiệp tham gia quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó.
Vì vậy vị trí trong các tổ chức của các kỹ sư tốt nghiệp các chuyên ngành của Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng là vô cùng quan trọng, nhiều cơ hội phát triển bản thân với vị trí công tác và mức thu nhập tương xứng.
Không chỉ chú trọng đến việc nâng cao, đổi mới chương trình đào tạo hằng năm nhằm kịp thời đáp ứng các nhu cầu mới của xã hội, Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng còn luôn luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để toàn bộ các bạn sinh viên theo học tại Khoa có được những trải nghiệm về nghề nghiệp xây dựng sớm và đầy đủ nhất. Đợt “THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT” dành cho sinh viên cuối năm thứ 4 cũng là một trong số những hoạt động thiết thực và rất được các sinh viên mong chờ như vậy của Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng.
Thực tập Cán bộ kỹ thuật (hay còn gọi là Thực tập tốt nghiệp) diễn ra khi các sinh viên kết thúc năm học thứ 4 và đồng thời thỏa mãn các điều kiện xét giao thực tập theo quy định chung của Nhà trường. Đợt thực tập Cán bộ kỹ thuật thường diễn ra trong thời gian 4 – 5 tuần
Mỗi năm học, Khoa tổ chức 03 Đợt thực tập CBKT tương ứng trước các đợt giao đồ án tốt nghiệp (Đợt thực tập đầu tiên thường bắt đầu từ tuần học đầu tiên của Năm học thứ 5 của Sinh viên).
Mỗi đợt thực tập cán bộ kỹ thuật, Ban chủ nhiệm Khoa luôn phân công các giảng viên trẻ, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm sẽ có trách nhiệm theo sát, hướng dẫn, chỉ bảo và quản lý các sinh viên trong suốt khoảng thời gian sinh viên đi thực tập. Cuối mỗi đợt thực tập, các sinh viên đi thực tập cần nộp và bảo vệ báo cáo thực tập của mình trước hội đồng gồm các thầy cô trong Khoa, Bộ môn chuyên môn.
Tham gia đợt thực tập tốt nghiệp, các bạn sinh viên năm cuối trước khi nhận và thực hiện Đồ án tốt nghiệp của mình sẽ có thời gian đi thực tập; mở rộng các cơ hội trao đổi, học hỏi, tăng trưởng kiến thức chuyên môn vững vàng hơn nữa trong môi trường làm việc thực tế; đảm bảo phương châm đào tạo “học đi đôi với hành” của Khoa KT&QLXD; đồng thời môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp xây dựng cũng là môi trường lý tưởng để mỗi sinh viên có thể tự tôi luyện, phát triển ý thức kỷ luật và tác phong làm việc, lao động chuyên nghiệp:
+ Về mặt chuyên môn:
Với thời gian đào tạo từ năm nhất đến hết năm thứ 4, các sinh viên cơ bản đã được các thầy cô trong Khoa, Trường trang bị đầy đủ các kiến thức, lý thuyết, kỹ thuật cần thiết cho nghề nghiệp xây dựng.
Tuy nhiên, để nắm chắc và hiểu sâu sắc hơn các lý thuyết đã học về xây dựng cũng như để rèn luyện, hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng phục vụ nghề nghiệp sau này, các sinh viên cuối năm 4 học tại Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng, nếu thỏa mãn các điều kiện chung của Nhà trường đưa ra về xét giao thực tập, sẽ đều có cơ hội tham gia vào đợt đi thực tập thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội để tham quan, tìm hiểu và thực hành các công việc xây dựng thực tế dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các giảng viên trong Khoa cùng các cán bộ trực tiếp tại đơn vị tiếp nhận sinh viên tới thực tập.
Trong đợt thực tập, sinh viên sẽ có cơ hội:
– Tìm hiểu và làm quen các công việc thực tế liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật xây dựng ứng với các chuyên ngành mà sinh viên được đào tạo (Chuyên ngành Kinh tế Xây dựng, chuyên ngành Kinh tế & Quản lý Đô thị, chuyên ngành Kinh tế & Quản lý Bất động sản) tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong ngành Xây dựng;
– Bổ sung kiến thức chuyên môn thực tế; giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận, hình dung và thực hành các công việc chuyên môn của một người Kỹ sư Ngành Kinh tế Xây dựng và Ngành Quản lý Xây dựng sau khi tốt nghiệp ra trường; từ đó có thể giúp các bạn sinh viên khi tốt nghiệp ra trường dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc thực tế, rút ngắn thời gian học việc, sớm có cơ hội thăng tiến trong công việc sau này;
– Hiểu sâu sắc hơn các kiến thức đã được đào tạo trong trường lớp, từ đó có thể đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế sản xuất, rút ra những kinh nghiệm quý báu và rất cần thiết cho công việc của một người cán bộ quản lý sản xuất xây dựng trong tương lai;
– Tìm kiếm tài liệu, dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện Đồ án tốt nghiệp sau đợt thực tập.
+ Về mặt chính trị:
Môi trường làm việc chuyên nghiệp trong thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là môi trường lý tưởng để mỗi sinh viên có thể tự trưởng thành, phát triển thêm các phẩm chất cũng như có cho bản thân ý thức kỷ luật và tác phong làm việc, lao động chuyên nghiệp. Sinh viên khi đi thực tập sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với thế hệ đàn anh đàn chị đi trước có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, từ đó có thể học hỏi, hoàn thiện thêm các kỹ năng làm việc còn đang thiếu.
Những việc làm đó cũng chính là phương pháp đào tạo của Khoa Kinh tế & QLXD cũng như của trường Đại học Xây dựng, rằng “Lý thuyết đi đôi với thực tế – Học đi đôi với Hành” nhằm đào tạo ra người Kỹ sư Xây dựng đáp ứng được những đòi hỏi và yêu cầu cao từ phía thị trường và các nhà tuyển dụng dù là khó tính nhất.
Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng – Điểm đến của Thành công đang chờ đón tất cả các bạn !
Theo Luật xây dựng năm 2014, dự án đầu tư xây dựng trải qua các giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, vận hành khai thác. Tùy theo giai đoạn, nội dung công việc cần thực hiện và sản phẩm đầu ra sẽ khác nhau. Tuy nhiên, ở giai đoạn chuẩn bị dự án và thực hiện dự án, các nội dung về Tổ chức xây dựng chiếm tỷ trọng đáng kể, đặc biệt là giai đoạn thực hiện đầu tư.
Một trong những sản phẩm quan trọng nhất trong báo cáo nghiên cứu khả thi ở giai đoạn chuẩn bị dự án là Kế hoạch thực hiện dự án. Đây là văn bản này có tính toàn cục và ý nghĩa chỉ đạo chung trong quản lý thực hiện, quyết định trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của dự án. Để lập được nội dung này cần phải nghiên cứu, đưa ra những dự kiến mang tính tổng thể về bố trí tiến trình các giai đoạn của dự án, định hướng tổ chức thực hiện và sự đảm bảo các điều kiện chung trong thực hiện dự án.
Giai đoạn thực hiện dự án có thể chia thành nhiều quá trình thành phần, trong đó quan trọng bậc nhất là lựa chọn nhà thầu, đặc biệt là lựa chọn nhà thầu xây dựng, và triển khai xây dựng công trình. Để quyết định sự thành công của các quá trình này, hồ sơ thiết kế tổ chức thi công là nhân tố đầu tiên cần xem xét.
Trên cơ sở đối chiếu với thực tiễn, Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng xác định các mảng kiến thức, kỹ năng về lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công là cốt lõi, cần thiết phải trang bị và có cơ hội thực hành cho sinh viên trong Khoa. Các mảng kiến thức này về cơ bản được truyền đạt cho sinh viên thông qua một chuỗi các môn học như Kỹ thuật thi công, Định mức kỹ thuật trong xây dựng, Tổ chức xây dựng.
Tuy nhiên, trong môn học Đồ án Tổ chức xây dựng và Đồ án tốt nghiệp dạng Thiết kế tổ chức thi công, một công trình cụ thể với đầu đủ hồ sơ thiết kế được cung cấp để làm ví dụ áp dụng điển hình cho sinh viên tổng hợp, vận dụng các kiến thức liên quan nhằm xây dựng một bộ hồ sơ thiết kế tổ chức thi công cụ thể. Các công trình này được trải rộng từ nhà công nghiệp sử dụng kết cấu thép tiền chế đến công trình dân dụng với sự đa dạng về thiết kế nhằm cung cấp, trang bị cho sinh viên góc nhìn bao quát nhất và kiến thức tổng hợp nhất để có thể vận dụng trong quá trình làm nghề.
Nếu nghiêm túc học tập các môn học và đồ án môn học này, sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng sẽ luôn sẵn sàng đảm nhận bất kỳ vị trí công việc nào liên quan đến việc lập kế hoạch thực hiện dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các nhà thầu xây lắp và triển khai thi công ngoài hiện trường (cán bộ kỹ thuật, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án).
Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng không chỉ quan tâm đến việc liên tục nâng cao, đổi mới chương trình đào tạo của mình hằng năm mà còn đặc biệt luôn chú trọng và tạo điều kiện tốt nhất để toàn bộ các bạn sinh viên theo học tại Khoa có được trải nghiệm về nghề nghiệp xây dựng sớm và đầy đủ nhất. Một trong số những hoạt động thiết thực và rất được các sinh viên mong chờ như vậy của Khoa KT&QLXD, phải kể đến là đợt “THỰC TẬP CÔNG NHÂN” dành cho tất cả các sinh viên cuối năm thứ 3.
Đợt thực tập công nhân thường diễn ra khi các sinh viên kết thúc năm học thứ 3 tại Trường và thường kéo dài trong 4 – 5 tuần hè. Mỗi đợt thực tập công nhân, Khoa luôn phân công các giảng viên trẻ, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm sẽ có trách nhiệm theo sát, hướng dẫn, chỉ bảo và quản lý các sinh viên trong suốt khoảng thời gian sinh viên đi thực tập.
Cuối mỗi đợt thực tập, các sinh viên cần nộp và bảo vệ báo cáo thực tập của mình trước hội đồng gồm các thầy cô trong Khoa, Bộ môn chuyên môn
Tham gia đợt thực tập công nhân này, các sinh viên sẽ có điều kiện trao đổi, học hỏi, tăng trưởng kiến thức chuyên môn trong môi trường làm việc thực tế; đảm bảo việc “học đi đôi với hành”; đồng thời công trường xây dựng cũng là môi trường lý tưởng để mỗi sinh viên có thể rèn luyện, phát triển tính kỷ luật và tác phong làm việc, lao động chuyên nghiệp.
+ Về mặt chuyên môn:
Các bạn sinh viên năm thứ 3 đã học xong cơ bản các môn học về kỹ thuật xây dựng. Để nắm chắc hơn các lý thuyết đã học về xây dựng cũng như để rèn luyện, hoàn thiện và nâng cao tay nghề, sinh viên cuối năm 3 học tại Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng đều có cơ hội tham gia vào đợt đi thực tế xuống các công trường xây dựng trong địa bàn thành phố Hà Nội để tham quan và thực tập tay nghề công nhân dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các giảng viên trong Khoa.
Các sinh viên đi thực tế sẽ có điều kiện để tìm hiểu các công việc thực tế mà một người công nhân phải thực hiện trên công trường xây dựng; nắm được các thành phần công việc trong một quá trình xây dựng hay trong một số công tác xây dựng chủ yếu (công tác bê tông; cốt thép, cốp pha, xây – trát…); đồng thời tìm hiểu và nắm vững được các công việc và thao tác của người công nhân xây dựng trong thực tế ứng với từng công tác tương ứng.
Đợt thực tập cũng là dịp để mỗi sinh viên so sánh, đối chiếu các lý thuyết đã học trên lớp với cách vận hành, thao tác thực tế ngoài công trường. Trên cơ sở đó giúp sinh viên củng cố lý thuyết, chuẩn bị những phẩm chất cần thiết của một người cán bộ tổ chức quản lý công trường trong tương lai gần.
+ Về mặt chính trị:
Công trường xây dựng là một nơi rất tốt để sinh viên có thể rèn luyện kỷ luật và tác phong của người lao động mới, có điều kiện tiếp xúc với công nhân xây dựng một cách dễ dàng hơn, từ đó có thể học hỏi kỹ năng làm việc của người công nhân trên công trường xây dựng. Những việc làm đó cũng chính là phương pháp đào tạo của Khoa Kinh tế & QLXD cũng như của trường Đại học Xây dựng, rằng “Lý thuyết đi đôi với thực tế – Học đi đôi với Hành” nhằm đào tạo ra người kỹ sư xây dựng đáp ứng được những đòi hỏi và yêu cầu cao từ phía thị trường và các nhà tuyển dụng dù là khó tính nhất !
Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng – Điểm đến của Thành công đang chờ đón tất cả các bạn !
Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, trường Đại học Xây dựng tự hào với bề dày hơn 50 năm trưởng thành và phát triển. Là một trong những Khoa có truyền thống lâu đời, uy tín và quy mô đào tạo lớn nhất trường Đại học Xây dựng. Nơi đây đã chắp cánh ước mơ cho hàng ngàn Kỹ sư Kinh tế xây dựng và Kỹ sư Quản lý xây dựng. Đối với các bạn sinh viên theo học tại mái nhà Kinh tế xây dựng không chỉ được dìu dắt, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo mà còn có nhiều cơ hội nhận được những suất học bổng giá trị trong suốt những năm đại học. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về tất cả các loại hình học bổng dành cho sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng và những yêu cầu của từng loại.
1. Học bổng khuyến khích học tập
Học bổng khuyến khích học tập được trao dựa trên kết quả học tập và rèn luyện của các bạn sinh viên trong từng học kỳ, quỹ học bổng được trích lại từ nguồn học phí mỗi kỳ. Theo số liệu thống kê của những năm gần đây, mỗi năm sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng được nhận trên 1.2 tỷ đồng học bổng khuyến khích học tập. Học bổng này được Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên kết hợp với Khoa để xét duyệt dựa trên điểm tổng kết trung bình học kỳ và điểm rèn luyện của từng cá nhân. Hiện tại, loại học bổng này được chia thành 03 mức: Xuất sắc, Giỏi và Khá. Giá trị học bổng sẽ được tăng đều đặn theo từng năm học.
2. Học bổng Đồng Hành
Quỹ học bổng Đồng Hành được thành lập năm 2001 bởi một nhóm sinh viên Việt Nam du học tại Pháp với mong muốn hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần các bạn sinh viên, học sinh ở Việt Nam. Đối tượng hướng tới của Quỹ học bổng này là các bạn sinh viên năm nhất và năm thứ hai, có hoàn cảnh khó khăn, và có học lực loại khá trở lên. Với mức học bổng được trao là 4 triệu đồng/suất học bổng, Quỹ học bổng Đồng Hành đã triển khai được 38 kỳ cùng với sinh viên Việt Nam. Hằng năm, các thông tin về nộp hồ sơ và xét duyệt học bổng này sẽ được đăng tải trên Website, Facebook của Đoàn Thanh niên trường Đại học Xây dựng và khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng. Các bạn sinh viên cũng sẽ nhận được các thông tin cần thiết từ phía Giáo viên chủ nhiệm.
3. Học bổng dành cho sinh viên nghèo vượt khó
Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng đã gây dựng nên Quỹ học bổng dành tặng cho sinh viên nghèo vượt khó vào mỗi dịp đầu năm học như những lời động viên, khích lệ tinh thần các bạn. Mỗi năm, Ban chủ nhiệm khoa và Liên chi đoàn khoa sẽ lựa chọn và trao từ 10 đến 15 suất học bổng có giá trị từ 1,0 đến 2,0 triệu đồng vào Lễ Chào tân sinh viên khóa mới tại hội trường G3. Các thông tin về hồ sơ, thời điểm trao học bổng, v.v sẽ được thông báo chi tiết trên Website và Facebook của Khoa và thông qua Giáo viên chủ nhiệm.
4. Học bổng Lê Mộng Đào
Quỹ hỗ trợ giáo dục Lê Mộng Đào được sáng lập từ năm 2008 bởi con cháu của cố nhà giáo Lê Mộng Đào, cùng tập thể cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình. Với mong muốn giúp đỡ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong học tập, phần nào giúp đỡ các em vươn lên trong cuộc sống, trở thành công dân có ích cho đất nước, Quỹ học bổng đã trao hàng ngàn suất học bổng cho sinh viên cả nước. Đối với sinh viên trường Đại học Xây dựng, hàng năm Quỹ học bổng này sẽ lựa chọn và trao hàng chục suất học bổng có giá trị. Các thông tin về học bổng sẽ được đăng tải trên Website và Facebook của khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng khi có đợt xét tuyển.
Nữ sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng nhận học bổng Lê Mộng Đào năm 2019
5. Học bổng Đỗ Quốc Sam
Quỹ học bổng mang tên cố Giáo sư Đỗ Quốc Sam dành cho sinh viên hệ chính quy do Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng quyết định thành lập. Học bổng được xét và cấp theo định kỳ vào ngày khai giảng hàng năm cho đối tượng là sinh viên Đại học Xây dựng hệ dài hạn chính quy đảm bảo tiêu chuẩn và số lượng chỉ tiêu xét thưởng bao gồm 01 học bổng đặc biệt trị giá hai mươi triệu đồng (20.000.000VNĐ) và các học bổng thường trị giá 5 triệu đồng (5.000.000VNĐ). Học bổng sẽ được trao vào Lễ Khai giảng của mỗi năm học.
Sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng nhận học bổng Đỗ Quốc Sam chụp ảnh lưu niệm cùng cô Trưởng Khoa
6. Học bổng Merali
Với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Shirin Pandju Merali, Quỹ Châu Á kết hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển xây dựng Chương trình Học bổng Merali tại Việt Nam nhằm hỗ trợ cho các nữ sinh có năng lực học tập nhưng không có khả năng tài chính để học tiếp đại học.
Quỹ Shirin Pandju Merali do ông Pandju Merali sáng lập. Điều đặc biệt của chương trình “Học bổng Merali” là chương trình chỉ dành cho các em nữ sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc các trường đại học khối kỹ thuật – tự nhiên, là những khối ngành mà nam giới thường chiếm ưu thế, nhằm hỗ trợ các em có cơ hội học tập bình đẳng so với các bạn nam. Giá trị học bổng là mười ba triệu đồng/năm (13.000.000VNĐ/năm). Học bổng được cấp trong suốt 5 năm học đại học cho đến khi tốt nghiệp nếu đảm bảo kết quả các kỳ học tốt. Học bổng sẽ được phát 3 lần/năm, lần 1 vào đầu năm học, lần 2 vào đầu học kỳ II và lần 3 vào cuối năm học
Các nữ sinh nhận học bổng Merali
7. Học bổng Kumho Asiana
Quỹ học bổng và văn hóa Việt Nam Kumho Asiana được thành lập vào ngày 6/12/2007 với mục đích đào tạo nhân tài và phát triển văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng tập đoàn Kumho sẽ trao khoảng 100 suất học bổng từ Quỹ học bổng và văn hóa Việt Nam Kumho Asiana cho các em sinh viên năm thứ nhất có thành tích xuất sắc trong học tập (có điểm thi đầu vào đại học cao nhất) và con em các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn. Công tác xét chọn dựa vào kết quả phỏng vấn trực tiếp.
Học bổng cố giá trị khoảng 2.150.000 VNĐ/1 học kỳ/1 sinh viên được trao trong cả 4 – 5 năm học đại học (nếu sinh viên luôn duy trì kết quả học tập tốt).
8. Giải thưởng CSC
Đây là Giải thưởng danh giá nhất mà các bạn sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng nói riêng và sinh viên Đại học Xây dựng nói chung có thể được nhận. Quỹ giải thưởng CSC do Tập đoàn COTANA Group xây dựng, trực tiếp quản lý và kinh doanh phát triển quỹ. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn COTANA là Chủ tịch quỹ CSC. Giải thưởng CSC được tạo ra nhằm mục đích khuyến khích phong trào học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Xây dựng.
Đối tượng được trao học bổng là những sinh viên đang theo học năm thứ 2 đến năm thứ 4 của Trường Đại học Xây dựng có kết quả học tập và nghiên cứu khoa học xuất sắc. Giải thưởng trao một năm một lần vào dịp lễ khai giảng và cho một (01) sinh viên xuất sắc nhất của năm. Giải thưởng được trao hàng năm gồm có kỷ niệm chương và tiền mặt. Mức giải thưởng hàng năm căn cứ vào mức độ phát triển của quỹ CSC nhưng không ít hơn 5000USD (150 triệu đồng).
Các ứng viên của học bổng CSC năm 2019
9. Học bổng G8
Đây là học bổng dành riêng cho sinh viên năm cuối của khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng. Học bổng là một Phần mềm dự toán G8 bản quyền, có giá trị thị trường là 5 triệu đồng. Học bổng được trao bởi Công ty Cổ phần Công nghệ Hoàng Hà, là đối tác truyền thống của Khoa. Học bổng dành tặng cho 30 đến 40 sinh viên năm cuối có thành tích học tập và rèn luyện, hoạt động Đoàn, Hội xuất sắc. Việc xét duyệt học bổng sẽ do Ban chủ nhiệm Khoa, Liên chi đoàn và Công ty Cổ phần công nghệ Hoàng Hà thực hiện.
10. Các học bổng khác
Ngoài các học bổng kể trên, sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng còn có thể nhận được các loại học bổng như: Học bổng Viettel; Học bổng Vietinbank; Học bổng Quỹ hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó Hà Nội; Học bổng Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập; Học bổng sứ VINAX Việt Nam (dành riêng cho sinh viên Kiến trúc); Học bổng thắp sáng “Ước mơ học đường”; Học bổng Kova; Học bổng Lotte; Học bổng Nhật;…
Bất động sản được coi là “hệ sinh thái” của nền kinh tế khi tạo ra các nhu cầu và động lực cho hàng trăm ngành nghề khác nhau phát triển. Theo các chuyên gia, xu hướng xây dựng phát triển mở rộng bất động sản còn kéo dài ít nhất đến năm 2050 khi Việt Nam đã cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa và đi vào phát triển bền vững theo chiều sâu.
Thực tế thị trường nhân lực cho thấy nguồn lực của ngành bất động sản đang còn thiếu và yếu. Thiếu vì chưa đủ nhân lực đáp ứng cho nhu cầu mở rộng và phát triển của ngành. Yếu vì nhiều kỹ sư xây dựng ra trường lại không am hiểu về kinh tế, quản lý và đầu tư, ngược lại những người kinh doanh lại thiếu kiến thức về kỹ thuật, công nghệ xây dựng và phân tích, đánh giá lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh bất động sản.
Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và Quản lý bất động sản luôn được các nhà tuyển dụng săn đón sau khi tốt nghiệp, 100% sinh viên có việc làm sau 3 tháng ra trường với thu nhập trung bình từ 8 đến 12 triệu đồng/tháng sau 01 năm. Kỹ sư tốt nghiệp từ 3 năm trở lên có thể đạt mức thu nhập từ 20 – 30 triệu đồng/ tháng hoặc hơn nữa.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và quản lý Bất động sản có thể làm việc tại các tổ chức trong và ngoài nước, bao gồm:
Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng – Đại học Xây dựng
Video giới thiệu chi tiết về chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Bất động sản xem tại link: https://www.youtube.com/watch?v=95sbFsOloyI&feature=emb_logo